Kỹ năng chuyên môn là một trong những nội dung được nhà tuyển dụng rất quan tâm khi đọc CV ứng viên. Vậy làm sao để thể hiện phần đó thật xuất sắc và chinh phục vị trí việc làm mơ ước ? Hãy đọc ngay bài viết này, Mektec Viet Nam sẽ hướng dẫn bạn cách viết kỹ năng trong CV xin việc cực chuẩn và chuyên nghiệp.
1. Kỹ năng trong CV xin việc quan trọng như thế nào ?
Để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong công việc, bạn sẽ cần phải có kỹ năng chuyên môn thật tốt. Và đây cũng là điều các nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý khi đọc CV xin việc của ứng viên.
Dựa vào những kỹ năng mà bạn cung cấp, họ sẽ nắm rõ được chuyên môn chính của bạn là gì, có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không? Bởi đối với một số công việc, kỹ năng là yếu tố quyết định chính. Dù bạn có trình bày kinh nghiệm dài đến đâu nhưng kỹ năng yếu kém thì cũng không thể vượt qua vòng hồ sơ.
Do đó, cách viết kỹ năng trong CV xin việc là bạn cần có sự đầu tư, chăm chút cho mục kỹ năng là rất quan trọng. Bạn thành công hay thất bại trong ứng tuyển việc làm, phần lớn sẽ phụ thuộc vào yếu tố này.
2. Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc thực chất không quá khó khăn. Thế nhưng vẫn không ít bạn mắc phải sai lầm khiến CV mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy thì trong nội dung này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách viết phần kỹ năng đúng chuẩn, chuyên nghiệp nhất.
2.1 Cách viết kỹ năng cứng, kỹ năng mềm
Trước hết, các bạn cần hiểu rõ kỹ năng cứng, kỹ năng mềm để đưa vào CV cho phù hợp:
- Kỹ năng cứng liên quan đến yếu tố chuyên môn mà bạn được học: tin học, ngoại ngữ, kiến thức chuyên ngành,…
Ví dụ: bạn có thể viết kỹ năng cứng cho vị trí phát triển website như sau:
|
- Kỹ năng mềm liên quan đến yếu tố xã hội như: giao tiếp, làm việc nhóm, thích nghi, giải quyết vấn đề, lãnh đạo,…
Ví dụ: bạn viết các kỹ năng mềm cho vị trí chuyên viên nhân sự như sau:
|
2.2 Các dạng trình bày kỹ năng trong CV
Thông thường, có 2 cách để bạn trình bày kỹ năng trong CV xin việc đó là:
- Trình này theo dạng liệt kê từng kỹ năng: dạng này thì khá đơn giản, bạn chỉ cần viết ra thành từng dòng như các ví dụ ở trên.
- Trình bày theo thang điểm/mức độ: cách này sẽ cụ thể, chi tiết hơn, tuy nhiên nó sẽ chỉ phù hợp với những ai có kỹ năng cực kỳ tốt.
2.3 Cách sử dụng danh sách các kỹ năng
Để tạo được điểm nhấn cho CV và dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng, bạn có thể sử dụng danh sách các kỹ năng theo các cách viết kỹ năng trong CV xin việc sau:
- Dùng từ khóa kỹ năng trong phần mô tả lịch sử công việc. Cách này phù hợp cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Dùng từ khóa kỹ năng trong phần giới thiệu bản thân để nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt.
3. Những kỹ năng nhà tuyển dụng muốn thấy ở CV của bạn
Tùy vào từng vị trí mà yêu cầu về kỹ năng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao và muốn lựa chọn ứng viên hội tụ những kỹ năng sau:
3.1 Giao tiếp
Giao tiếp luôn là kỹ năng quan trọng, cần thiết cho mọi công việc. Nó giúp bạn có thể truyền đạt ý kiến, quan điểm với đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng một cách rõ ràng, hiệu quả. Những người có khả năng giao tiếp tốt thường rất nhanh nhẹn, linh hoạt và có thể xử lý vấn đề trong công việc nhanh chóng. Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng thường rất ưu ái ứng viên có kỹ năng này.
3.2 Tin học văn phòng
Hầu hết các vị trí công việc hiện nay đều đòi hỏi về kỹ năng tin học, nhất là với dân văn phòng. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí kế toán, hành chính nhân sự, sales,… mà không biết sử dụng word, excel, powerpoint,… thì chắc chắn không thể làm được việc.
Bên cạnh đó, một số công việc cũng yêu cầu kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet, biết cách sử dụng email, mạng xã hội,… Do đó, khi viết kỹ năng trong CV xin việc, các bạn đừng quên kỹ năng này nhé.
3.3 Tư duy phản biện
Kỹ năng này luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Nó liên quan đến khả năng phản ứng với các vấn đề, phân tích tình huống từ nhiều quan điểm khác nhau.
Đây là kỹ năng khá đặc biệt, không phải ai cũng có nên nếu bạn may mắn sở hữu nó, hãy mạnh dạn thể hiện trong CV xin việc.
3.4 Lãnh đạo
Nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên có năng lực lãnh đạo, thúc đẩy, khuyến khích cũng như tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thành viên khác. Cho dù bạn không ứng tuyển vào các vị trí như quản lý, trưởng phòng, giám đốc,… thì kỹ năng này vẫn rất quan trọng. Nó sẽ là bước đệm giúp bạn dễ dàng thăng tiến, phát triển sự nghiệp trong tương lai.
3.5 Thích nghi
Mỗi môi trường sẽ có nhịp độ và cách hoạt động khác nhau. Điều nhà tuyển dụng quan tâm ở đây chính là bạn có thể nhanh chóng làm quen với công việc, theo được những yêu cầu của doanh nghiệp hay không?
Thực tế, không ít ứng viên có trình độ, năng lực chuyên môn rất tốt, song khả năng thích nghi lại vô cùng kém. Điều này khiến họ không thể bắt kịp tiến độ công việc, không hoàn thành được nhiệm vụ công ty giao và cuối cùng phải từ bỏ. Vậy nên, để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, CV của bạn hãy đề cập đến kỹ năng thích nghi tốt nhé.
4. Một số điều cần lưu ý khi viết phần kỹ năng trong CV
Ngoài cách viết kỹ năng trong CV, bạn cũng cần nắm một số lưu ý sau để bản CV trở nên ấn tượng hơn:
4.1 Chọn những kỹ năng phù hợp
Thay vì lan man vào những kỹ năng chung chung, bạn nên trình bày những kỹ năng phù hợp với mô tả công việc của vị trí đang ứng tuyển. Vì thế, bạn nên đọc kỹ mô tả công việc để xác định những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp trước khi liệt kê vào trong CV. Hãy luôn nhớ rằng kỹ năng càng phù hợp, CV càng tạo ấn tượng tốt.
4.2 Phân biệt được giữa kỹ năng và thế mạnh
Kỹ năng và thế mạnh là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau:
Kỹ năng là khả năng hoặc kỹ thuật mà một người có thể học được hoặc phát triển thông qua việc rèn luyện hoặc trải nghiệm. Ví dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng quản lý thời gian.
Thế mạnh là một khía cạnh tích cực của một người, giúp người đó nổi bật và thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Thế mạnh có thể là kỹ năng, nhưng nó cũng có thể là một phẩm chất, một niềm đam mê, hoặc một sở trường đặc biệt. Ví dụ: thế mạnh về sáng tạo, thế mạnh về sức khỏe, thế mạnh về khả năng lãnh đạo.
4.3 Lựa chọn những kỹ năng mềm phù hợp với môi trường công việc
Bên cạnh năng lực chuyên môn, nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên phù hợp với văn hóa, môi trường làm việc của doanh nghiệp họ. Vì thế, khi viết phần kỹ năng trong CV, bạn cũng cần lưu ý chọn những kỹ năng mềm phù hợp để giúp bản thân ghi điểm ấn tượng trước nhà tuyển dụng nhé.
4.4 Phân loại các loại kỹ năng
Bạn nên phân loại các kỹ năng riêng để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt thông tin. Đối với những vị trí yêu cầu nhiều về kỹ năng, bạn nên trình bày thành từng phần kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn. Với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm, CV còn trống nhiều chỗ thì nên phân chia mục kỹ năng để mẫu CV trong đẹp mắt hơn.
Kỹ năng là một phần quan trọng, quyết định đến lựa chọn của nhà tuyển dụng. Bởi vậy, khi viết CV, bạn cần phải thật chăm chút, cẩn thận cho những thông tin này. Hy vọng rằng qua hướng dẫn cách viết kỹ năng trong CV xin việc trên, bạn sẽ có được một mẫu CV hoàn hảo, chinh phục nhà tuyển dụng nhé.
>> Xem thêm Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV