Hồ sơ xin việc gồm những gì ? Bạn cần sắp xếp hồ sơ như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ? Để việc chuẩn bị hồ sơ được thuận lợi, bạn nên biến nó thành checklist để có thể dễ dàng kiểm soát quá trình chuẩn bị. Dưới đây là các kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc mà Mektec Viet Nam chia sẻ cho các bạn.
Các kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc
Đảm bảo rằng bạn đã nắm chắc yêu cầu về hồ sơ
Hãy đọc kỹ JD để biết bạn cần nộp gì trong hồ sơ. Thông thường, các công ty sẽ yêu cầu một bản tóm tắt cá nhân hay CV. Nhưng trong một vài trường hợp, bạn sẽ cần thêm một vài tài liệu khác nữa. Lên danh sách những thứ cần chuẩn bị để đảm bảo không bỏ sót bất cứ gì. Bạn nên bắt đầu nó sớm bởi đôi khi nó sẽ tốn thời gian hoặc cần xác nhận của bên thứ ba.
Làm nổi bật kinh nghiệm hay thành tựu của bạn
Nhà tuyển dụng nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc trong một lần tuyển dụng. Giữa những hồ sơ giống nhau, hồ sơ trình bày rõ ràng, nổi bật sẽ là một khởi đầu tốt. Hãy nhớ thể hiện rõ ràng những phần bạn muốn nhà tuyển dụng đọc được trên hồ sơ xin việc. Đó là những kinh nghiệm, thành tựu mà bạn đạt được có liên quan đến công việc. Điều này sẽ khiến công ty có ấn tượng hơn với bạn và đánh giá cao.
Tạo một thư xin việc phù hợp với công việc
Thư xin việc sẽ nói lên con người của bạn và tạo cho nhà tuyển dụng những ấn tượng đầu tiên về tính cách bạn. Chính vì thế, hãy thật chuyên nghiệp và giới thiệu cho nhà tuyển dụng những gì bạn có thể làm.
Thư xin việc không nên dài quá một trang, diễn tả tại sao bạn muốn làm việc ở công ty. Đó có thể là điều gì đó về văn hóa công ty, hay điều thúc đẩy bạn,… Và đừng quên nhấn mạnh những điều bạn muốn nhà tuyển dụng đọc.
Kiểm tra kỹ hồ sơ trước khi gửi đi
Chính tả và trình bày là một yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó hãy kiểm tra thật kỹ các lỗi chính tả, nếu không nó sẽ là một điểm trừ rất lớn cho hồ sơ của bạn. Một tip nhỏ là bạn nên đọc lại nó sau khi hoàn thiện ít nhất 1 ngày, để khách quan nhất có thể.
Nếu đây là lần đầu bạn làm hồ sơ, có thể nhờ một người đã có kinh nghiệm nhận xét cho bạn. Nhận xét khách quan là vô cùng quý giá, và đặc biệt là trong trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Các kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc bạn cần biết
Kiểm tra phần thông tin liên hệ
Một trong các kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc đó là kiểm tra phần thông tin liên hệ. Hãy chắc chắn các thông tin đó dễ để liên hệ. Ví dụ các nền tảng được nhà tuyển dụng sử dụng nhiều như Linkedin, Gmail,… Ngoài ra, cũng kiểm tra xem các thông tin đó đã đúng và dễ tìm chưa. Đặc biệt, nếu hồ sơ của bạn nhiều hơn một tài liệu, hãy đảm bảo là tài liệu nào cũng có thông tin liên hệ.
Gửi hồ sơ xin việc
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, hãy đổi tên file thật ngắn gọn và súc tích. Một vài công ty sẽ có yêu cầu về cách đặt tên files. Nếu có nhiều hơn một tài liệu, đảm bảo từng file có tên cụ thể và nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm kiếm.
Trước khi gửi nhớ kiểm tra lại các yêu cầu và đảm bảo bạn đã hoàn thành đủ. Cũng nên giữ lại bản mềm của tất cả các tài liệu trong trường hợp bạn cần nó trong tương lai.
Hãy để ý điện thoại và hòm thư
Nếu bạn apply nhiều hơn một công việc trong một thời gian, hãy lưu lại thông tin của từng bên dưới dạng checklist hay spreadsheet. Các cột sẽ gồm vị trí apply, ngày apply, người liên hệ với bạn hay cập nhật giai đoạn apply.
Ngoài ra, nhớ để ý điện thoại và hòm thư thường xuyên để chắc chắn bạn không bị lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào của nhà tuyển dụng.
Bí quyết phỏng vấn của người thành công
Những ấn tượng không tốt cần tránh mắc phải
Phỏng vấn trực tiếp chính là cơ hội gặp mặt đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Đó cũng là lúc ấn tượng đầu tiên “lên tiếng”. Ấn tượng đầu tiên có sức chi phối rất mạnh mẽ đến định kiến và quyết định của nhà tuyển dụng.
Chính vì vậy, để thành công vượt qua vòng phỏng vấn, bạn cần tránh để lại những ấn tượng không tốt sau đây:
- Đi phỏng vấn cho biết: Đây là kiểu ứng viên không thể nào có thiện cảm nổi. Những ứng viên kiểu này thường không chú tâm đến câu hỏi của nhà tuyển dụng và chắc chắn sẽ bị loại bỏ ngay lập tức vì sự thiếu nghiêm túc.
- Chưa sẵn sàng cho buổi phỏng vấn: Kiểu ứng viên này thường thấy ở những bạn sinh viên mới ra trường. Sự thiếu kinh nghiệm dẫn đến tâm lý hoang mang và lúng túng không biết trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng hoặc trả lời không đúng trọng tâm.
- Ứng viên không chuẩn bị cho buổi phỏng vấn: Điều này được thể hiện ngay từ trang phục hoặc sự thiếu tập trung khi phỏng vấn. Thậm chí có những ứng viên còn không hiểu rõ về vị trí công việc mà mình ứng tuyển.
- Ứng viên thiếu trung thực: Biểu hiện rõ nhất ở những ứng viên thuộc nhóm này đó là thổi phồng thành tích và mức lương nhận được trong những công việc đã từng làm trước đó.
Ngoài ra, bạn cần tránh nói lan man, không tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng. Một số thói quen xấu như ngồi rung đùi, thường xuyên xem đồng hồ, bẻ đốt ngón tay, thường xuyên ngó nghiêng… cũng khiến cho nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về ứng viên.
>> Xem thêm Các kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc
Làm thế nào khi đối mặt với những câu hỏi khó ?
Cho dù bạn tự tin rằng mình đã chuẩn bị rất tốt cho buổi phỏng vấn, thì bạn vẫn có thể gặp phải những câu hỏi khó mà chưa thể đưa ra đáp án ngay. Trong những hoàn cảnh đó, điều đầu tiên mà anh/chị cần nhớ là hãy giữ bình tĩnh. Nếu bạn không thể bình tĩnh thì sẽ không có sau đó nữa.
Ngoài ra, bạn có thể kéo dài thêm một chút thời gian bằng cách yêu cầu người phỏng vấn làm rõ câu hỏi hoặc hỏi lại một vài chi tiết khá rắc rối trong câu hỏi trước đó. Trong lúc ấy, hãy nhanh chóng suy nghĩ đến câu trả lời. Tuyệt đối không được trả lời rằng mình không biết nhé!
Những ứng viên thông minh thường xem xét động cơ thật sự của nhà tuyển dụng phía sau những câu hỏi khó. Đôi khi, nhà tuyển dụng chỉ muốn thử khả năng ứng biến của bạn. Nếu khéo léo, bạn còn có thể chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một chủ đề mà bạn cảm thấy tự tin hơn.
Trên đây là những chia sẻ của Mektec Việt Nam về các kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc. Hy vọng các bạn đã có được những thông tin hữu ích cho mình.