Lần đầu đi phỏng vấn xin việc khiến bạn lo lắng và dễ phạm phải những sai lầm. Nhiều người khá căng thẳng không biết nên chuẩn bị những gì và làm sao để trả lời lưu loát tất cả các câu hỏi phỏng vấn. Trong bài viết này Mektec Viet Nam xin chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc lần đầu để có những sự chuẩn bị tốt nhất và tránh mắc phải những sai lầm không đáng có trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc nhé.
I. Lần đầu đi phỏng vấn xin việc quan trọng ra sao ?
Lần đầu đi phỏng vấn xin việc có vai trò rất quan trọng với mọi ứng viên trong việc nắm bắt những cơ hội làm việc cho chính mình. Nó sẽ khiến bạn nhớ mãi và có các kỉ niệm khó quên, ý nghĩa nhất trong cuộc đời bạn.
Lần đầu đi phỏng vấn xin việc sẽ giúp bạn biết cách ứng xử với nhà tuyển dụng, cách trả lời phỏng vấn và đặc biệt biết được nhà tuyển dụng cần gì ở mình và mình phải làm gì để để đáp ứng được những yêu cầu đó. Để từ đó bạn có sự chuẩn bị cho những lần sau sẽ được tốt hơn, hoàn hảo hơn.
Không chỉ có vậy, từ sự trải nghiệm lần đầu đi phỏng vấn xin việc của bản thân mình, bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm mình có được cho mọi người xung quanh để họ biết được cần làm gì để lần đầu đi phỏng vấn xin việc ấn tượng hơn.
II. 7 điều “tối kỵ” trong lần đầu tiên đi phỏng vấn xin việc
1. Đi muộn trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc
Đi đúng giờ là phép lịch sự và tôn trọng tối thiểu các ứng viên dành cho nhà tuyển dụng và cho công việc của mình. Bạn không nên đến sát giờ phỏng vấn, hãy thu xếp và tính toán thời gian để đến trước giờ vào phỏng vấn khoảng tầm 10-15 phút. Việc này sẽ giúp bạn có thêm quỹ thời gian dự phòng cho các biến cố như hỏng xe, tắc đường, sự cố trang phục…
Đối với nhiều nhà tuyển dụng khó tính, thì việc đi muộn sẽ đồng nghĩa với việc bạn mất đi cơ hội được phỏng vấn. Ở chiều ngược lại, có thể bạn sẽ không được gọi vào phòng phỏng vấn ngay. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng có nhiều ứng viên cùng ứng tuyển và việc thời gian không chính xác giống như trong thư mời là điều có thể thông cảm được. Hơn nữa, việc đến sớm giúp bạn có thời gian chỉnh chu lại bản thân, nghe ngóng thêm tình hình trong buổi phỏng vấn từ những ứng viên khác. Đây là những điều khá cơ bản trong kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc nhưng với người lần đầu đi phỏng vấn xin việc thì không phải ai cũng có thể biết.
2. Trang phục không phù hợp
Trang phục là điều đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn thấy ở bạn trước cả khi bạn bắt đầu trả lời phỏng vấn. Vì vậy, nếu như đang băn khoăn “đi phỏng vấn cần phải chuẩn bị gì” thì điều đầu tiên là trang phục. Trang phục không phù hợp là trang phục không đáp ứng được các yêu cầu công việc bạn ứng tuyển. Tùy vào tính chất của công việc thì việc chuẩn bị trang phục sẽ khác nhau. Ví dụ khi phỏng vấn cho công việc làm ở văn phòng, bạn không thể mặc các bộ thiết kế rườm rà, sặc sỡ, kiểu dáng cắt xẻ táo bạo. Ngược lại, nếu như ứng tuyển vị trí liên quan đến nghệ thuật như nhà thiết kế thời trang, thì bạn không thể mặc quần âu đen áo trắng đóng thùng mà không có phụ kiện hoặc điểm nhấn nào. Việc lựa chọn trang phục không phù hợp sẽ là một điểm trừ lớn trong ấn tượng của nhà tuyển dụng.
3. Tác phong lúng túng
Rất dễ hiểu nếu lần đầu đi phỏng vấn xin việc, mà bạn lúng túng và lo lắng nhưng dù cho trong lòng rất run thì bạn cũng hạn chế biểu hiện ra ngoài bằng các cử chỉ, hành động lúng túng. Từ việc nhỏ nhất là việc bạn sắp xếp đồ đạc trong túi xách không gọn gàng, vào phòng phỏng vấn mới lục cặp, loay hoay tìm CV. Những điều nhỏ nhất cũng sẽ lọt vào mắt của nhà tuyển dụng tinh tế và họ sẽ nhận ra sự thiếu tự tin của bạn ngay lập tức.
4. Không biết nói gì khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc
Một lỗi thường gặp ở những người lần đầu đi phỏng vấn là không biết nói gì. Thường thì người lần đầu phỏng vấn xin việc thường là những người còn trẻ, thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, khi được hỏi về kinh nghiệm, thành tích, họ thường lúng túng và không biết nên trả lời như thế nào. Thậm chí nhiều bạn run tới mức câu hỏi giới thiệu bản thân cũng chỉ trả lời được tên, tuổi và không biết nói gì thêm.
5. Run rẩy, không tự tin
Dù rằng là đây lần đầu đi phỏng vấn không thể tránh khỏi cảm giác lo lắng, bồn chồn, điều này sẽ xảy ra cả với những người đã từng tham gia một vài buổi phỏng vấn. Nhưng một trong những điều cần biết khi đi phỏng vấn là hạn chế nhất sự run rẩy. Bạn có thể lo lắng nhưng không thể bộc lộ qua giọng nói run rẩy và tay chân luống cuống. Những biểu hiện bên ngoài ấy sẽ khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người tự tin, kém kỹ năng giao tiếp.
6. Không có câu hỏi gì
Cuối mỗi buổi phỏng vấn thường có phần đặt câu hỏi dành cho các ứng viên. Nhiều người thường bỏ qua phần này và ngay lập tức trả lời “Em không có câu hỏi gì”. Việc không có câu hỏi thể hiện bạn chưa có cái nhìn sắc sảo hoặc chưa tìm hiểu kĩ về vị trí ứng tuyển nên không có thắc mắc nào. Nhưng không vì thế mà khiên cưỡng đặt ra các câu hỏi thiếu giá trị, đã được trả lời từ đầu trong bản mô tả công việc hoặc các câu hỏi quá vụn vặt.
7. Lần đầu đi phỏng vấn xin việc đừng quên nói cảm ơn
Một kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cơ bản là lời chào hỏi và cảm ơn. Nhiều bạn quá lo lắng mà quên chào hỏi khi bắt đầu, kết thúc buổi phỏng vấn và cũng không gửi bất kỳ lời cảm ơn nào tới nhà tuyển dụng. Đây là một phép lịch sự tối thiểu, thiếu điều này, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng và vì thế họ sẽ không đánh giá tích cực về bạn.
III. Những kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc lần đầu
Những kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc lần đầu
Qua những sai lầm dễ mắc phải khi đi phỏng vấn mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên, vậy thì cần phải làm gì để trách những sai lầm đó, khi đi phỏng vấn cần lưu ý gì? Hãy cùng tìm hiểu phần tiếp theo bài viết này nhé !
Tự tin thể hiện tốt bản thân
Một điều quan trọng đó là hãy cố gắng và trở thành chính mình trong một cuộc phỏng vấn. Có nghĩa là hãy tự tin, chuẩn bị tinh thần, trang phục thích hợp, thể hiện cá tính con người mình. bạn sẽ làm chủ được buổi phỏng vấn và dễ dàng hơn trong việc chinh phục nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, việc suy nghĩa và sắp xếp các câu trả lời sao cho hợp lý trước khi trả lời phỏng vấn là điều rất quan trọng. Hãy thật bình tĩnh, tự tin và điều đó sẽ giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng.
Tìm hiểu về công ty
Trước khi xuất hiện trong bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc nào, bạn hãy nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn ứng tuyển để nắm vững những thông tin cơ bản như: nhiệm vụ của công ty là gì, ai là người đứng đầu công ty hoặc những tin tức mới nhất liên quan đến công ty. Các thông tin này bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thấy ở phần “Giới thiệu” trên trang web của công ty. Bạn cũng có thể tìm thêm những tin tức hoạt động của công ty trên Google hoặc vào fanpage trên mạng xã hội. Dựa vào những thông tin đó, bạn có thể chọn lọc và đưa ra những kinh nghiệm phù hợp với công ty, vị trí ứng tuyển của mình.
Tìm hiểu kỹ những thông tin về công ty
Thể hiện năng lực và kinh nghiệm bạn có
Bạn là sinh viên mới ra trường hoặc bạn chưa từng làm công việc nào liên quan đến vị trí mình đang ứng tuyển nên không hề có chút kinh nghiệm nào? Bạn không cần quá lo lắng về điều này. Hiện nay, có khá nhiều nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn phải có quá nhiều kinh nghiệm trong công việc như các ngành nghề: sale, nhân viên kinh doanh.
Ngoài ra, bạn có thể thay các kinh nghiệm làm việc bằng những hoạt động mà bạn đã tham gia khi còn đi học, ví dụ như những Câu lạc bộ tình nguyện, những khóa học ngắn hạn, các công việc part time. Qua đó nêu ra những ưu điểm, bài học mà bạn đã học được khi tham gia những hoạt động đó. Điều này cũng sẽ giúp bạn gây được ấn tượng tốt và ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Luyện tập trả lời phỏng vấn
Lần đầu đi xin việc phỏng vấn bạn sẽ trải qua nhiều cảm giác lo lắng, hồi hợp không biết nhà tuyển dụng sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi gì, và trả lời câu hỏi như thế nào là hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn cứ mãi lo lắng như thế thì khi đi phỏng vấn bạn sẽ dễ dàng bị mất điểm vì thiếu đi sự tự tin. Thay vào đó, hãy rèn luyện tập trả lời trước các câu hỏi sẽ giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng hơn khi đi phỏng vấn. Bạn có thể tự tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn thường gặp để luyện tập trả lời, hoặc nhờ người thân, bạn bè phỏng vấn mẫu cũng như góp ý cho câu trả lời thêm hoàn chỉnh hơn.
Một vài câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
- Tại sao chúng tôi nên lựa chọn bạn?
- Bạn không có kinh nghiệm cho công việc này, vậy bạn làm gì để bù đắp điều đó?
- Mức lương mà bạn mong muốn là bao nhiêu?
- Điều gì giúp bạn thấy hứng thú với công việc này?
Việc đặt ra các câu hỏi và chuẩn bị trước câu trả lời sẽ giúp cho buổi phỏng vấn của bạn trở nên tốt hơn, nhưng nếu bạn gặp phải những câu hỏi khó thì cũng đừng vì lo sợ mà đánh mất đi sự tự tin của mình. Dù ở trong hoàn cảnh nào thì với sự luyện tập trước, bạn sẽ có những cách để đưa ra cho mình những gợi ý trả lời tốt câu hỏi.
Luyện tập trả lời phỏng vấn trước khi gặp nhà tuyển dụng
>> Xem thêm Các Kỹ Năng Mềm Cần Thiết Trong Công Việc
Chuẩn bị đầy đủ tài liệu cần thiết
Khi gửi lời mời phỏng vấn đến ứng viên qua điện thoại hoặc email, đa số các nhà tuyển dụng đều có yêu cầu ứng viên cung cấp các loại giấy tờ mang theo khi phỏng vấn. Dù bạn đã gửi CV, thư xin việc hay các tài liệu có liên quan qua email, thì bạn cũng cần chuẩn bị sẵn bộ hồ sơ này và mang chúng đến buổi phỏng vấn. Đặc biệt là lần đầu đi phỏng vấn xin việc nên bạn phải chuẩn bị thật đầy đủ những giấy tờ mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
Gửi lời cảm ơn nhà tuyển dụng
Một trong những kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc lần đầu nữa là sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn nên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời giạn cho bạn. Và sau đó cũng đừng quên gửi lời cảm ơn qua email trong vòng 24h nữa nhé. Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ nghiêm túc, lịch sự và cầu tiến của bạn. Và biết đâu đây cũng sẽ trở thành yếu tố khiến nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn bạn thì sao?
Trên đây là những kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc lần đầu mà Mektec Việt Nam muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn có thể tham khảo và áp dụng được trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc của mình, giúp buổi phỏng vấn diễn ra hoàn hảo và mỹ mãn nhất. Và đừng quên Mektec Việt Nam cũng có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn mà bạn có thể tham khảo, ứng tuyển khi có nhu cầu.