CV giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của ứng viên. Đồng thời cũng là hình thức “PR bản thân” hiệu quả dành cho các ứng viên. Tuy nhiên, làm thế nào để biết CV của mình đã đầy đủ các thông tin cần thiết chưa? Cần lưu ý gì khi tạo CV xin việc? Hãy cùng Tuyendungmektec.vn tìm hiểu hướng dẫn cách viết CV chuyên nghiệp cho mọi ngành nghề ngay dưới đây nhé.
1. CV là gì ?
CV (Curriculum Vitae) là một bản tóm tắt, giới thiệu tổng quát về ứng viên. CV xin việc sẽ bao gồm các thông tin như: thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động, kỹ năng,... Vì thế, CV được coi là bản “PR bản thân” của ứng cử viên gửi đến nhà tuyển dụng. Đây cũng được coi là bước đầu tiên để ứng cử viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Một bản CV chuẩn sẽ là cơ ở để nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí làm việc nhất định. Do đó, đòi hỏi ứng viên cần thật chỉn chu, chuyên nghiệp để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
2. Vai trò của CV khi đi xin việc
Thực tế, CV là bản tóm tắt tổng quát về ứng viên, vô cùng cần thiết mỗi khi đi xin việc. Tuy nhiên, vai trò của CV khi đi xin việc là gì? Tại sao ứng viên cần chuẩn bị CV khi đi xin việc? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay dưới đây nhé.
2.1 Đối với ứng viên
Đối với ứng viên, CV bao gồm các thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc thể hiện năng lực của ứng viên trong các lĩnh vực nhất định. Vì thế, CV được coi là “công cụ PR” của các ứng cử viên, giúp ứng viên có thể trình bày các kinh nghiệm, khả kỹ năng của mình. Từ đó tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng, là yếu tố then chốt giúp bạn nhận được lời mời phỏng vấn.
Vì vậy, một bản CV chỉn chu sẽ giúp ứng viên có thẻ quảng bá bản thân với nhà tuyển dụng một nhanh chóng và hiệu quả.
2.2 Đối với nhà tuyển dụng
Ngược lại, đối với nhà tuyển dụng thì CV sẽ là một hình thức để nhà tuyển dụng có thể đánh giá năng lực ứng viên, lựa chọn ứng viên phù hợp cho vị trí đang ứng tuyển. Bởi thực tế, khi tuyển dụng bất kỳ một vị trí nào thì nhà tuyển dụng đều sẽ nhận được rất nhiều hồ sơ ứng tuyển, bao gồm nhiều kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm.
Lúc này thì với bản CV, các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá được năng lực của ứng viên, tìm được người phù hợp một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn.
3. Sự khác biệt giữa CV, Cover Letter và Resume là gì ?
Thực tế, vẫn còn rất nhiều bị nhầm lẫn giữa CV, Cover Letter và Resume, bởi đều được coi là sơ yếu lý lịch cần thiết, các thông tin cơ bản của ứng viên khi đi xin việc. Tuy nhiên, giữa CV, Cover Letter và Resume đều mang những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
CV |
Cover Letter |
Resume |
|
Về độ dài |
1 - 2 trang |
1 trang |
1 trang |
Nội dung |
Giới thiệu ngắn gọn về thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn. |
Nội dung thường bao gồm giới thiệu bản thân, kinh nghiệm làm việc, các mục tiêu tương lai. |
Trình bày ngắn gọn về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc hoặc các kỹ năng liên quan. |
Mục đích sử dụng |
Sử dụng trong đa dạng các tình huống như: đi xin việc, xin học bổng, xin thực tập |
Thường sử dụng gửi kèm cùng hồ sơ xin việc ( CV hoặc Resume) |
Ứng tuyển xin việc |
4. Hướng dẫn cách viết CV chuyên nghiệp
4.1 Thông tin cá nhân trong CV
Do CV chỉ là một bản tóm tắt những thông tin cơ bản nhất của ứng viên nên ở phần giới thiệu bản thân trong CV, các ứng viên tuyệt đối không giới thiệu quá dài dòng.
Bạn cần tóm tắt ngắn gọn các thông tin cơ bản về bản thân, bao gồm họ tên họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ mail thật chuyên nghiệp, cũng như một số điện thoại để tiện liên lạc là đủ.
4.2 Mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Mục tiêu nghề nghiệp hiểu đơn giản là đích đến sự nghiệp mà bạn hướng đến trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp sẽ bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp, các ứng viên chỉ cần nêu rõ những dự định mà bạn muốn có trong tương lai. Đó có thể là kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn. Bạn cần xác định rõ để biết bản thân cần làm gì để đạt được những mục tiêu này.
Tuy nhiên, một cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà các ứng viên cần phải chú ý đó là đừng đặt mục tiêu quá cao, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực nếu không đạt được mục tiêu này. Mục tiêu nghề nghiệp cũng không nên quá chung chung hay sao chép ở đâu đó vì nhà tuyển dụng sẽ không thấy được sự khác biệt giữa bạn và các ứng viên khác.
4.3 Kinh nghiệm làm việc trong CV
Kinh nghiệm là việc là phần sẽ trình bày những công việc mà bạn đã từng làm trước đây. Một bí kíp với phần kinh nghiệm làm việc trong CV đó là bạn chỉ nên viết vào bản CV những công việc có liên quan tới vị trí mà bạn đang mong muốn ứng tuyển để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Khi trình bày kinh nghiệm làm việc bạn nên bắt đầu từ những công việc gần đây nhất trở về trước. Bao gồm các thông tin liên quan đến công ty, vị trí làm việc, thành thích hay giải thưởng nếu có.
Nếu bạn đang là sinh viên và chưa hề có bất cứ kinh nghiệm, hãy đừng ngại ngần đưa những công việc làm thêm mà bạn đã từng trải qua, những công việc này sẽ giúp cho bạn học hỏi được thêm rất nhiều kĩ năng cũng như tăng cường bản lĩnh để đối đầu với những điều khó khăn hơn ở trong công việc sắp tới mà ứng viên đang mơ ước.
Hướng dẫn cách viết CV chuyên nghiệp
4.4 Kỹ năng trong CV xin việc
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong quá trình học tập và cuộc sống và công việc để ứng dụng và công việc nào đó mang tính chuyên môn cao. Đối với phần các kỹ năng trong CV, ứng viên chỉ nên đưa các kĩ năng có liên quan tới công việc như: kĩ năng giao tiếp; thuyết phục (đối với CV nhân viên kinh doanh) hoặc những kĩ năng đặc thù của công việc mà bạn có nhưng phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển là đủ. Ví du: kĩ năng lập trình web, kĩ năng thiết kế (đối với CV xin việc IT)…
Thông qua các kỹ năng mà bạn đưa vào CV nhà tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá trình độ của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
4.5 Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong CV
Với mục điểm mạnh điểm yếu trong CV, các ứng viên nên thành thật với các điểm yếu của bản thân, đừng ngại thừa nhận với nhà tuyển dụng không chỉ trên CV mà còn là ở cả trong vòng phỏng vấn. Ai cũng có điểm yếu của mình nhưng nếu bạn biết mình ở đâu và có cách khắc phục thì chuyện gì cũng sẽ thành công.
4.5 Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có)
Với phần này, các ứng viên chỉ cần nêu ra những chứng chỉ liên quan tới công việc như: chứng chỉ ngoại ngữ, thành tích trong những công việc chuyên môn là được.
Ngoài ra, bạn có thể trình bày thêm một số thông tin khác như sở thích, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn… để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bạn.
5. Hướng dẫn viết CV cho sinh viên mới ra trường
Đối với sinh viên, các bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì sẽ không biết viết gì trong CV để gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Vậy thì hãy cùng Mektec Việt Nam tìm hiểu hướng dẫn viết CV cho sinh viên mới ra trường ngay dưới đây nhé:
- Ưu tiên liệt kê các hoạt động nổi bật: Thông thường, sinh viên mới ra trường sẽ không có kinh nghiệm làm việc. Vậy làm sao để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Đừng lo, bạn hoàn toàn có thể ghi điểm bằng các hoạt động xã hội, các sự kiện mà bạn tham gia. Đây sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người năng động, làm việc nhóm hoặc nhiệt tình với công việc hay không?
- Bổ sung các kỹ năng, khóa học chuyên môn: Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc thì đừng quên “nâng cấp” bản thân bằng những khóa học chuyên môn hoặc kỹ năng đa dạng như: tin học văn phòng, photoshop, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,... Để thu hút nhà tuyển dụng nhé.
- Sở thích cá nhân: Đây có lẽ mà mục thông tin thêm nhưng cũng vô cùng quan trọng đối với các bạn sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các sở thích nổi bật liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển, phù hợp với văn hóa công ty mà bạn ứng tuyển nhé.
6. Những lưu ý cần tránh khi viết CV xin việc
Bên cạnh những hướng dẫn viết CV xin việc ở trên thì khi viết CV bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
6.1 Mắc các lỗi về chính tả
Mắc lỗi về chính tả là một lỗi cơ bản nhưng lại nhiều bạn mắc phải khi viết CV. Điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, cẩu thả hoặc không tôn trọng doanh nghiệp của họ. Vì thế, sau khi hoàn thành CV thì bạn nên kiểm tra lại CV thật kỹ trước khi nộp nhé.
6.2 Trình bày quá dài dòng, lan man
Thông thường, một bản CV sẽ tóm gọn trong khoảng 1 tờ A4. Do nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian để đọc hết tất cả những gì bạn viết trong CV, là chỉ đọc lướt qua. Chính vì thế, khi trình bày thì bạn không nên quá lan man, dài dòng. Thay vào đó, chỉ nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng và tóm tắt được những thông tin quan trọng.
Nếu CV của bạn quá dài dòng thì sẽ dễ khiến bị rối mắt hoặc gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
6.3 Ảnh trong CV không phù hợp
Một điều vô cùng nhỏ nhưng cũng khiến cho chiếc CV của bạn thiếu chuyên nghiệp, đó chính là sử dụng hình ảnh không phù hợp trong CV. Có rất nhiều bạn sử dụng các hình ảnh selfie, hình ảnh chụp sống ảo hoặc các bình ảnh không rõ mặt. Gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Chính vì thế, bạn nên ưu tiên sử dụng các hình ảnh chân dung, hình ảnh rõ, cận mặt nhé.
6.4 Nói quá, phô trương về năng lực làm việc
Khi trình bày về kinh nghiệm, năng lực của bản thân thì bạn nên tránh việc nói quá, phô trương về mình. Mặc dù Cv được coi là bản “PR bản thân” nhưng bạn nên liệt kê đúng về những gì mình đạt được, những năng lực của mình. Tại sao ư? Vì nếu quá tự mãn, không có sự khiêm tốn sẽ khiến cho bạn không nhận được sự đánh giá cao của các nhà tuyển dụng.
Đồng thời, nếu bạn phô trương quá về năng lực làm việc của mình thì đi phỏng vấn hoặc quá trình thử việc nhà tuyển dụng cũng có thể dễ dàng nhận ra. Và sớm muộn thì bạn cũng đều sẽ “bị loại” khỏi vị trí làm việc bạn mơ ước.
6.5 Đặt tên file CV không đúng
Trước khi gửi CV xin việc, ngoài những hướng dẫn viết CV ở trên thì bạn cũng cần lưu ý đặt tên file CV cho đúng nhé. Thông thường, khi đặt tên file CV sẽ là: CV _ Họ và tên _ Vị trí ứng tuyển. Ví dụ như: CV_TrinhVanLinh_NhanvienMarketing.
Việc đặt tên file đúng sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể phân biệt CV với các file tài liệu khác, và cũng để phân biệt CV của bạn với những ứng cử viên khác.
6.6 CV quá chung chung, copy của người khác
Rất nhiều bạn khi viết CV thường tham khảo thông tin trên mạng, sau đó copy nguyên nội dung của người khác. Đây là một sai lầm cực kỳ lớn, thể hiện sự cẩu thả, không tôn trọng nhà tuyển dụng của bạn. Bởi một ngày, nhà tuyển dụng có thể đọc đến vài chục chiếc CV khác nhau, nên họ sẽ rất dễ nhận ra việc bạn copy paste nội dung trên mạng.
Vì thế, bạn có thể tham khảo CV của người khác, nhưng cũng cần dùng chất xám để cá nhân hóa chiếc CV của bạn. Tạo nên điểm nhấn, điểm nổi bật riêng trong mắt nhà tuyển dụng.
6.7 Không nhất quán trong nội dung, cách trình bày
Khi viết CV thì bạn nên nhất quán trong nội dung và cách trình bày. Cụ thể như sử dụng một font chữ, chèn icon ở các cột mốc quan trọng hoặc sử dụng màu sắc đồng nhất. Điều này sẽ khiến cho chiếc CV của bạn được trình bày rõ ràng, mạch lạc và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn.
6.8 CV không có số liệu, dẫn chứng
Khi viết CV, một lỗi sai lầm nữa mà các bạn hay mắc phải đó chính là chỉ liệt kê các chứng chỉ, giải thưởng hoặc thành quả mà bạn đạt được nhưng lại không có số liệu, dẫn chứng cụ thể. Điều này khiến cho nhà tuyển dụng không thể đánh giá được toàn bộ về năng lực của bạn.
Vì thế, khi viết CV hoặc gửi CV xin việc thì đừng quên đính kèm với những số liệu, dẫn chứng cụ thể nhất nhé.
6.9 Dùng font chữ không phù hợp
CV vốn là một văn bản yêu cầu sự chỉn chu, chuyên nghiệp để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của các ứng viên. Vì thế, khi tạo CV xin việc thì bạn cũng nên ưu tiên sử dụng các font chữ Việt hóa, phù hợp, tránh các font chữ quá nghệ thuật.
Tóm lại, CV luôn là bản “PR” năng lực, kinh nghiệm của ứng cử viên, giúp bạn có được “tấm vé” vào vị trí làm việc mà mình mơ ước. Chính vì thế, hãy thật chỉn chu trong bước tạo CV, gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng ngay từ những bước đầu tiên. Hy vọng với những hướng dẫn cách viết CV chuyên nghiệp ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để chiếc CV của mình được hoàn chỉnh nhất nhé.