Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là lời giới thiệu đơn giản, ngắn gọn về định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn. Mặc dù nghe có vẻ khá đơn giản nhưng khi làm CV thì nhiều người đã mắc phải những lỗi cơ bản và bị nhà tuyển dụng loại ngay từ vòng duyệt hồ sơ. Vì thế, Mektec Việt Nam đã tổng hợp các lỗi sai mà rất nhiều bạn đang mắc phải cũng như hướng dẫn chi tiết cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV ấn tượng. Đọc và tham khảo bạn nhé !
1. Mục Tiêu Nghề Nghiệp Là Gì ? Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Là Gì ?
Mục tiêu nghề nghiệp là đích đến, vị trí mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Để có thể xây dựng được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, bạn nên thực hiện một vài trắc nghiệm để hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Từ đó, xác định được công việc phù hợp cũng như định hướng của mình.
Mektec Việt Nam đã giúp bạn giải đáp mục tiêu nghề nghiệp là gì, từ đó hãy cùng chúng tôi tiếp tục định nghĩa về mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhé! Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một phần tóm tắt ngắn gọn về mục đích và hướng nghề nghiệp mà bạn mong muốn đạt được thông qua công việc mà bạn đang ứng tuyển. Phần này thường được đặt ở đầu CV để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp của bạn cùng năng lực, tính cách và thái độ của bạn trong công việc, dựa vào đó đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí và công ty tuyển dụng hay không.
2. Phân Loại Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV
Khi viết CV, mục tiêu nghề nghiệp thường được phân chia thành 2 loại sau:
- Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu dài hạn là những kế hoạch hoặc mục tiêu bạn đặt ra cho tương lai xa, thường từ 5 đến 10 năm hoặc thậm chí xa hơn. Đây là những mục tiêu lớn, yêu cầu thời gian, nỗ lực và sự kiên trì để đạt được. Mục tiêu dài hạn sẽ phản ánh tầm nhìn, ước mơ và định hướng sự nghiệp của bạn.
- Mục tiêu ngắn hạn: Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu bạn muốn đạt được trong khoảng thời gian ngắn, khoảng từ vài tháng đến một năm. Những mục tiêu này thường là những bước nhỏ hoặc các nhiệm vụ cụ thể giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu dài hạn.
3. Vai Trò Của Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV
Dù là người xin việc hay bất cứ ai trong cuộc sống thì mục tiêu nghề nghiệp đều rất quan trọng. Bởi chỉ khi có mục tiêu rõ ràng, bạn mới có thể phát triển, dễ dàng đạt được thành công.
Mục tiêu nghề nghiệp giống như một chiếc la bàn trên đại dương vô tận, nó sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi phù hợp. Không có la bàn, bạn sẽ bị lạc vào biển cả.
Tương tự, nếu không có mục tiêu trong công việc, bạn sẽ không thể phát huy hết khả năng, mất phương hướng.
Bên cạnh đó, các câu hỏi liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp cũng được đề cập đến trong vòng phỏng vấn. Với nhà tuyển dụng, đây sẽ là tiêu chí để họ đánh giá, nhận biết bạn có thực sự phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của họ hay không? Bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng muốn tuyển dụng được nhân viên có chí tiến thủ, tham vọng, biết bản thân cần gì và sẽ làm gì trong tương lai.
Vậy nên, khi viết CV xin việc, bạn chắc chắn phải đầu tư, chú ý đến phần mục tiêu nghề nghiệp để bước đầu chinh phục các nhà tuyển dụng.
4. Nhà Tuyển Dụng Mong Muốn Điều Gì Khi Xem Mục Tiêu Nghề Nghiệp Của Ứng Viên ?
Rất nhiều bạn thắc mắc không biết nhà tuyển dụng mong muốn điều gì khi xem mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng viên. Vậy thì JobsGO sẽ giúp bạn giải đáp.
- Thứ nhất, họ muốn biết bạn có phù hợp với công việc đang tuyển hay không? Chỉ cần qua các chi tiết nhỏ liên quan đến mục tiêu hướng đến, lý tưởng, nhà tuyển dụng sẽ đoán được tính cách, con người và năng lực của bạn có đúng như những gì họ cần không. Từ đó, họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
- Thứ hai, bạn có gắn bó lâu dài với công ty không? Thực tế, không ai muốn thuê một nhân viên thích “nhảy việc”, sau một thời gian đào tạo sẽ “bay” đi cả. Họ cần những ứng viên trung thành, có ý định sẽ đi cùng công ty đến mãi về sau. Chính vì vậy, dù là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn thì các bạn đều cần hướng đến sự phát triển của công ty.
- Thứ ba, tính cách của bạn như thế nào? Bạn có phải người bản lĩnh không? Mục tiêu nghề nghiệp chính là công cụ rõ nhất để nhà tuyển dụng nhận thấy điều này. Nếu là người có tham vọng, biết nhìn xa trông rộng, bản lĩnh thì mục tiêu của bạn sẽ rất khủng nhưng sát thực tế. Còn nếu bạn chỉ biết yên phận, lương đủ sống, không có ước mơ, hoài bão thì mục tiêu sẽ chỉ xoay quanh việc muốn hòa nhập với môi trường, văn hóa doanh nghiệp.
- Thứ tư, bạn có phải là người biết sắp xếp công việc khoa học? Nếu đúng là như vậy, bạn sẽ có tư duy rất rõ ràng. Bạn sẽ xác định được điều gì là cần thiết, đúng đắn trong khoảng thời gian này cũng như cần làm gì để đạt được nó.
5. Hướng Dẫn Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV
Đầu tiên, để viết mục tiêu nghề nghiệp “lọt tầm ngắm” của nhà tuyển dụng, bạn cần tìm hiểu kỹ mô tả công việc của vị trí đang ứng tuyển, từ đó thể hiện được sự phù hợp giữa bạn và vị trí công việc trong CV của mình. Ngoài ra, một số tiêu chí cần nhớ khi ứng viên ghi mục tiêu nghề nghiệp như:
- Hãy làm rõ công việc mà bạn muốn theo đuổi bằng cách ghi mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, tránh lan man, dài dòng và không thực tế.
- Ghi mục tiêu nghề nghiệp cần hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cần thể hiện được rằng bạn sẽ cống hiến gì cho công ty nếu được nhận vào làm.
- Thể hiện cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV để giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan hơn về mục tiêu mà ứng viên muốn hướng tới.
Hướng dẫn cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV
5.1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong một khoảng thời gian từ vài tháng đến một năm. Trong CV, mục tiêu công việc ngắn hạn thường tập trung vào việc phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên.
Để viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn hiệu quả, ứng viên cần lưu ý xác định mục tiêu một cách cụ thể, khả thi và có thể đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Ứng viên nên sử dụng mô hình SMART cho việc lập mục tiêu ngắn hạn này. Ngoài ra, khi ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV, bạn cần thể hiện được sự nỗ lực và quyết tâm trong việc đạt được mục tiêu.
Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn: Tôi trước đây đã từng… vì thế tôi tự tin có thể hoàn thành tốt các công việc được giao và hòa nhập nhanh chóng với văn hóa làm việc của công ty.
5.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn
Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong vòng 5 năm trở lên, tùy thuộc vào định hướng và kế hoạch phát triển bản thân của ứng viên. Hiện nay thông thường, các mục tiêu công việc dài hạn sẽ tập trung vào việc phát triển sự nghiệp và đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực của ứng họ.
Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp dài hạn: Với mong muốn phát triển hơn nữa trong công việc và cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty, tôi xác định mình sẽ cần nỗ lực rất nhiều để đảm nhận tốt vị trí chuyên viên và tiến xa hơn với các vị trí mới như quản lý, trưởng phòng,…
5.3. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Đối với những sinh viên mới ra trường, chắc hẳn sẽ rất khó khăn trong việc ghi mục tiêu nghề nghiệp và định hướng cho tương lai. Vì thế, bạn nên tập trung ghi mục tiêu nghề nghiệp vào việc phát triển các kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn đồng thời thể hiện sự cầu tiến và mong muốn phát triển trong tương lai.
Một lựa chọn phù hợp nhất, khi viết mục tiêu trong CV, cho nhóm đối tượng này là viết mục tiêu ngắn hạn. Ứng viên nên xác định rõ ràng mục tiêu ngắn hạn cho công việc trước khi triển khai các mục tiêu nghề nghiệp dài hạn. Một số mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường như:
- Liên hệ mục tiêu nghề nghiệp với kinh nghiệm và kỹ năng của bạn
- Thể hiện sự cầu tiến và mong muốn phát triển trong tương lai
- Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp, thực tế và tránh lan man, dài dòng.
>> Xem thêm Cách Viết CV Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm
5.4 Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Cho Ứng Viên Đã Có Kinh Nghiệm
Với ứng viên đã có kinh nghiệm thì mục tiêu nghề nghiệp trong CV càng cần phải rõ ràng, cụ thể. Bởi bạn đã “lăn lộn” trong nghề được một thời gian, bạn chắc chắn phải biết mình mong muốn gì, cần đạt được gì. Và hơn hết, bạn không phải còn quá non nớt để đưa ra những mục tiêu đơn giản, không có tầm nhìn được.
Ví dụ, bạn sẽ viết mục tiêu nghề nghiệp như sau:
|
6. Các Lỗi Sai Cần Tránh Khi Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV
Dưới đây là một số lỗi sai phổ biến khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV:
6.1 Mục Tiêu Chung Chung
Sai lầm đầu tiên mà nhiều bạn mắc phải khi viết mục tiêu nghề nghiệp là viết quá sơ sài, sử dụng các từ ngữ chung chung như rèn luyện và phát triển bản thân, trau dồi kinh nghiệm,…
Thay vào đó, điều mà bạn cần thể hiện là chứng minh bản thân mình có điểm gì nổi bật so với các ứng viên còn lại; và bạn có thực sự phù hợp với công việc này hay không.
6.2 Mục Tiêu Quá Dài Dòng
Sai lầm tiếp theo khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV là viết quá lan man. Thay vào đó, bạn hãy ghi thật ngắn gọn, súc tích và thu hút sự chú ý nhà tuyển dụng. Còn nếu bạn muốn chi tiết hơn thì bạn có thể đưa vào trong các phần tiếp theo của CV.
6.3 Chỉ Đề Cập Đến Bản Thân
Đây là một trong các lỗi sai khi viết mục tiêu nghề nghiệp mà rất nhiều bạn mắc phải. Dù mục tiêu là của bạn, nhưng bên tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm tới điều mà bạn đem lại cho công ty là gì chứ không phải là những thứ mà bạn đạt được.
Do đó, bạn hãy tìm những thông tin có liên quan tới vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Đồng thời, bạn hãy nhấn mạnh vào kinh nghiệm, kỹ năng và đem lại giá trị gì cho công ty khi được chấp nhận vào làm việc.
6.4 Nhiều Lỗi Chính Tả, Câu Từ Lủng Củng
Đây là lỗi sai tai hại nhất mà khá nhiều người mắc phải khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Nếu bạn diễn đạt lủng củng, sai chính tả thì nhà tuyển dụng sẽ loại hồ sơ của bạn ngay lập tức. Vì thế, bạn nên đọc lại nhiều lần sau khi viết, hoặc có thể nhờ bạn bè xem có mắc phải lỗi nào trong CV không.
6.5 Không Phân Chia Dài Hạn – Ngắn Hạn
Nhiều bạn mắc sai lầm khi gộp chung mục tiêu lại với nhau. Trên thực tế, nhà tuyển dụng lại muốn nắm rõ bạn dự định như thế nào trong tương lai gần và xa hơn. Mỗi giai đoạn của con người sẽ có những mục tiêu, kế hoạch riêng, thậm chí nó có thể thay đổi tùy vào hoàn cảnh. Bạn không thể mới vào làm việc đã muốn lên vị trí trưởng phòng, giám đốc được. Vậy nên, hãy lưu ý tách riêng các mục tiêu của mình nhé.
6.6 Mục Tiêu Không Thực Tế
Có mục tiêu nghề nghiệp là rất tốt, song các bạn cũng cần xem xét về sự khả thi của nó. Bạn không thể nào đưa ra tham vọng quá lớn, muốn thành “ông nọ bà kia” trong khi năng lực không có. Nhà tuyển dụng rất tinh tường, họ chỉ cần đọc qua thông tin hay đặt ra một số câu hỏi khi phỏng vấn điện thoại là sẽ biết bạn có thực sự phù hợp, tiềm năng hay không? Do đó, khi đặt mục tiêu, hãy chú ý đến khả năng của bản thân.
6.7 Mục Tiêu Hướng Đến Vị Trí Của Phỏng Vấn Viên
Thực tế, sẽ không ai muốn bị mất chức quyền cả. Nếu người phỏng vấn bạn là trưởng phòng kinh doanh nhưng mục tiêu bạn đặt ra trong tương lai lại là ngồi vào vị trí đó thì chắc chắn cơ hội của bạn sẽ tuột mất. Dù đó có là mong muốn và bạn quyết tâm đạt được thì cũng đừng nên trình bày quá thẳng thắn vào CV xin việc nhé.
Trên đây là hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV cùng các lỗi sai khi viết mà bạn cần tránh. Chỉ một chút sai lầm là lợi thế sẽ thuộc về các ứng viên khác. Do đó trước khi nộp CV xin việc thì các bạn hãy đọc và trau chuốt lại để có bản CV hoàn hảo nhất.