Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhân sự dựa vào việc so sánh trình độ chuyên môn của nhiều ứng viên khác nhau. Đó là lý do khiến cho việc nhận diện ra đâu là ứng viên phù hợp nhất với công ty trở nên quan trọng nhất. Họ cần tìm được người hợp tác tốt với người khác, tạo động lực cho đồng nghiệp, bình tĩnh đối phó với khó khăn và có khả năng đáp ứng chính xác những gì mà tổ chức cần. Những cá nhân được đào tạo tốt về kỹ năng mềm sẽ làm lợi cho công ty theo cách đó. Do vậy, dù nó khó đo lường thì chúng ta cũng không thể phớt lờ.
Chình vì điều đó, Mektec Viet Nam đã soạn ra các kỹ năng mềm cơ bản và cách rèn luyện chúng mỗi ngày sẽ giúp bạn tự tin và chinh phục được mọi nhà tuyển dụng khó nhằn nhất !
Kỹ năng mềm quan trọng như thế nào ?
Không phải tự nhiên mà các ứng viên đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng mềm lại được đánh giá cao đến vậy. Khi một nhà tuyển dụng tiếp cận ứng viên, kỹ năng mềm được coi như điểm sáng trên hồ sơ xin việc, trong buổi phỏng vấn và cuối cùng là trong quá trình triển khai công việc.
Ví dụ về kỹ năng mềm là khi tìm việc, ứng viên sẽ dễ dàng thấy có rất nhiều nhà tuyển dụng liệt kê một số kỹ năng mềm cụ thể để trở thành điểm cộng ưu tiên trong vị trí đó. Một số công việc yêu cầu tính tỉ mỉ, số khác lại muốn ứng viên đáp ứng yêu cầu dẫn dắt, lãnh đạo hay giao tiếp tốt,... Mỗi một yêu cầu về kỹ năng mềm là gì? Đó là nhà tuyển dụng sẽ giúp ứng viên cái nhìn cụ thể hơn, một hình dung rõ hơn về công việc mà mình ứng tuyển.
Bên cạnh đó, kỹ năng mềm còn có tính chuyển đổi giữa các vị trí, ngành nghề khác nhau. Do đó, có thể bản thân ứng viên có rất nhiều kỹ năng mềm nhưng vẫn không phù hợp với công việc do các kỹ năng mềm của ứng viên đó không liên quan đến công việc ứng tuyển.
Nhiều người lầm tưởng rằng các kỹ năng mềm sẽ khó lòng được thể hiện rõ qua các cuộc phỏng vấn ngắn. Nhưng ví dụ về kỹ năng mềm như bằng cách trả lời các câu hỏi như: “Kể về một lần bạn vượt qua khó khăn”, nhà tuyển dụng có thể kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn một cách dễ dàng.
Do đó, kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trên toàn bộ quá trình ứng tuyển, tiếp xúc và làm việc của một ứng viên.
Các kỹ năng mềm cơ bản
1. Thái độ lạc quan
Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên "hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa, hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa". Tại công sở, cái nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả khả quan.
2. Biết làm việc theo nhóm
Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt theo nhóm. Việc này không chỉ mang tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần.
3. Giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết đối với hiệu quả công việc của một người. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.
- Nhìn thẳng vào mắt người đối diện
- Đừng tỏ ra bồn chồn
- Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ như khoanh tay trước ngực
- Không nói chuyện lan man, hãy tập trung vào một vấn đề
- Phát âm chính xác
- Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường
4. Tự tin
Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là chìa khóa. Trong khi khiêm nhường vì nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém.
5. Luyện kỹ năng sáng tạo
Tìm sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.
6. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình
Đây là một trong các kỹ năng mềm cơ bản mang tính thử thách nhất, và cũng gây ấn tượng nhất đối với nhà tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cầu thị của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém.
7. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác
Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.
8. Đa năng và biết ưu tiên công việc
Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.
9. Biết nhìn nhận toàn diện
Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ có bạn mới có thể tạo ra.
10. Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn
Trong khi khám phá và xây dựng những "kỹ năng mềm", bạn không nên bỏ qua những "kỹ năng cứng". Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp khéo léo cả hai kỹ năng này.
Trên đây là những chia sẻ của Mektec Việt Nam về các kỹ năng mềm cơ bản. Nhìn chung, các nhà tuyển dụng rất coi trọng các kỹ năng mềm, bởi vì đây là một tiêu chí giúp họ đánh giá chính xác năng lực thực sự của một người lao động và được nhà tuyển dụng dùng để kiểm tra, đánh giá khả năng của người lao động khi muốn tuyển họ vào làm việc cũng như nhận xét về năng lực làm việc của người lao động. Vì thế, các bạn học sinh sinh viên nên rèn luyện các kỹ năng mềm ngay từ bây giờ nếu muốn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sau khi ra trường.
>> Xem thêm Các Kỹ Năng Mềm Cần Thiết Trong Công Việc